1. Lắp tụ bù có tiết kiệm điện không?
1.1. Tụ bù có tiết kiệm điện không?
Theo các chuyên gia về điện thì đã khẳng định là tụ bù có thể giúp tiết kiệm điện vì:
Lắp tụ bù có thể tiết kiệm được một số tiền điện hàng tháng do không bị phạt tiền cosφ. Bởi khi lắp tụ bù giúp giảm công suất phản kháng, đảm bảo cosφ luôn cao hơn 0.9 sẽ không bị phạt tiền.
Lắp tụ bù sẽ giúp giảm được tổn hao trên đường dây, tiết kiệm một phần chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống điện như dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ, máy biến Áp.
1.2. Vì sao tụ bù có thể tiết kiệm điện
Vì tụ bù hoạt động dựa trên nguyên lý nâng cao công suất phản kháng. Công suất phản kháng là công suất không sinh ra công hữu ích trong quá trình biến đổi từ điện năng thành dạng năng lượng khác.
Trong xã hội hiện nay, nhu cầu sử dụng các thiết bị có công suất lớn ngày càng nhiều. Vì thế công suất phản kháng phải đáp ứng đủ thì mới có thể hoạt động hệ thống tốt được. Khi bạn sử dụng tụ bù- thiết bị chỉ cung cấp công suất phản kháng, sẽ giúp cho công suất tác dụng tăng lên. Giúp đường dây có thể tải được tốt hơn, đường dây dẫn sẽ trở nên mát hơn, bớt bị hao hụt điện năng trong quá trình truyền tải điện nên chắc chắn sẽ giúp tiết kiệm điện.
Tụ bù đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới điện
2. Cách lắp tụ bù giúp tiết kiệm điện
2.1. Đối với cơ sở sản xuất lớn
Các cơ sở sản xuất lớn thường có trạm biến áp riêng. Có nhiều máy móc thiết bị, tiêu thụ nhiều điện năng. Tổng công suất thiết bị lớn từ vài trăm tới hàng nghìn kW. Ngoài ra, tại các cơ sở sản xuất lớn có thể có thiết bị sinh sóng hài cần biện pháp lọc sóng hài bảo vệ tụ bù tránh tụ bù bị nổ.
Cách lắp tụ bù giúp tiết kiệm điện như sau: Bạn cần sử dụng hệ thống bù tự động chia nhiều cấp gồm các tụ bù công suất lớn. Trong trường hợp hệ thống có nhiều thiết bị sinh sóng hài lớn thì phải lắp cuộn kháng lọc sóng hài để bảo vệ tụ bù tránh gây cháy nổ tụ bù, có thể gây cháy nổ, rất nguy hiểm. Cách lặp tụ bù tại các cơ sở sản xuất lớn như vậy sẽ tiết kiệm được số lượng điện năng khá lớn.
Tùy vào nhu cầu sử dụng để chọn tụ bù hù hợp
2.2. Đối với cơ sở sản xuất trung bình
Các thiết bị sinh ra sóng hài nhỏ nên không cần lọc sóng hài. Tuy nhiên, đối với những cơ sở sản xuất trung bình này thì tổng công suất tiêu thụ vào khoảng vài trăm kW. Vì vậy, công suất phản kháng vào khoảng vài chục tới vài trăm kVAr. Tiền phạt có thể từ vài triệu đồng lên tới hơn chục triệu đồng hàng tháng, một số tiền không nhỏ. Vì vậy, lắp tụ bù để tiết kiệm điện năng là cách làm rất hữu ích.
Cách lắp tụ bù tiết kiệm điện cho cơ sở sản xuất trung bình: Các bạn cần chia ra làm nhiều cấp tụ bù. Chúng ta có thể lựa chọn một trong hai cách sau là lắp tụ bù thủ công (đóng ngắt các cấp tụ bù bằng tay) và bù tự động (sử dụng bộ điều khiển tụ bù tự động). Mỗi cách sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Đối với cách lắp tụ bù thủ công sẽ giúp giảm chi phí đầu tư thiết bị. Nhưng đây không phải là cách nên áp dụng bởi mất nhiều công, tính hiệu quả không cao, độ chính xác kém do người vận hành dựa vào quan sát đồng hồ đo hoặc theo kinh nghiệm để ra quyết định.
Đối với các lắp tụ bù tự động là phương pháp chủ đạo hiện nay được hầu hết các đơn vị sử dụng. Bởi nó đem lại nhiều ưu điểm và tính hiệu quả cao vừa tiết kiệm điện năng lại kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Do bộ điều khiển tự động đo và tính toán lượng công suất cần bù để quyết định đóng ngắt bao nhiêu cấp tụ bù cho phù hợp. Ngoài ra bộ điều khiển có chế độ đóng ngắt luân phiên các cấp tụ bù ưu tiên đóng các tụ bù ít sử dụng để cân bằng thời gian sử dụng của tụ bù và thiết bị đóng cắt sẽ tránh được hiện tượng cháy nổ, an toàn cho thiết bị
>>>>>>>>> Có thể bạn quan tâm: ATS LÀ GÌ? 5 THÔNG TIN KHÔNG THỂ BỎ QUA VỀ ATS <<<<<<<<<<<<
2.3. Đối với cơ sở sản xuất nhỏ
Đối với cơ sở sản xuất nhỏ, các thiết bị tiêu thụ điện năng không quá lớn, tổng công suất tiêu thụ thấp chỉ khoảng vài chục kW. Trong khi đó, các thiết bị sinh ra sóng hài nhỏ nên không cũng không cần lọc sóng hài. Công suất phản kháng thấp cũng thấp nên tiền phạt cos hàng tháng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng. Nếu lắp tụ bù tiết kiệm điện sẽ không hiệu quả bởi chi phí lắp đặt tủ tụ bù cao quá .
Cách lắp tụ bù kiệm điện đối với nhu cầu cần bù công suất phản kháng thấp để tiết kiệm chi phí chỉ cần dùng phương pháp bù tĩnh (bù nền). Tủ tụ bù có cấu tạo rất đơn giản, gọn nhẹ và chi phí vật tư ở mức thấp nhất.
Lắp đặt tụ bù có khả năng tiết kiệm và bảo vệ mạng lưới điện
Hi vọng qua bài viết trên bạn có thể trả lời câu hỏi tụ bù có tiết kiệm điện không? và cách làm như thế nào để tụ bù có thể tiết kiệm điện một cách hiệu quả nhất. Những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn khi lựa chọn cho mình tụ bù phù hợp để tiết kiệm điện nhé!