1. Phân loại các dòng tủ điện công nghiệp hiện nay.

Ngày nay tủ điện là một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình hay các công ty, nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất,...Dù là tủ điện công nghiệp hay tủ điện dân dụng thì chúng đều có những vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống điện. 

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều tiêu chí để phân loại các dòng tủ điện công nghiệp chúng ta có thể kể đến một số loại như sau:

  • Phân loại theo điện thế: Sẽ có các dòng sản phẩm tủ điện cao thế, tủ điện trung thế và tủ điện hạ thế.
  • Phân loại theo chức năng: Sẽ có các dòng sản phẩm tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, tủ điện động lực,…

 

cách đấu tủ điện công nghiệp chuẩn nhất

Cấu tạo bên trong tủ điện công nghiệp

2. Ứng dụng của các dòng tủ điện công nghiệp vào đời sống con người

Tủ điện công nghiệp là các tủ điện được đưa vào ứng dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, dòng sản phẩm này phải đảm bảo các tiêu chí về độ bền bỉ, độ ổn định, hoạt động liên tục và chính xác trong thời gian dài dưới các môi trường làm việc khác nhau. 

  • Các loại tủ điện công nghiệp có rất nhiều ưu điểm nổi trội như: có công suất lớn, độ bền cao và được sử dụng để điều khiển tốt nhất cho các cho các động cơ điện. Ngày nay tủ điện được ứng dụng rất nhiều ở các công trình như: các trạm bơm nước, khu chế xuất hay các khu công nghiệp lớn. 
  • Tại các phòng kỹ thuật điện tổng hợp của các công trình lớn như nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại,…bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chiếc tủ điện to lớn nhưng lại không biết chúng được sử dụng như nào phải không? Những chiếc tủ to thô kệch đó là chiếc tủ điện phân phối có ứng dụng vô cùng quan trọng với các mạng điện hạ thế, giúp đảm bảo nguồn điện tới mọi công trình.
  • Tại các không gian ngoài trời đặc biệt là những nơi công cộng bạn có thể dễ dàng nhận thấy những chiếc tủ điện công nghiệp góp phần vào việc cung cấp điện chiếu sáng và cũng là nơi điều khiển tất cả điện tại những nơi công cộng đó. 

 

vai trò của tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế

3. Hướng dẫn đấu tủ điện công nghiệp đúng quy trình kỹ thuật.

3.1. Tính toán chi tiết về thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết.

Với dòng tủ điện phân phối hạ thế: Bạn cần phải xác định rõ số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán đến mức giá thành của thiết bị điện khác như: aptomat, khởi động từ, rơle và dây dẫn,...sao cho hợp lý và tiết kiệm chi phí nhất.

Với dòng tủ điện điều khiển: Bạn cần đọc và hiểu rõ yêu cầu công nghệ của dòng tủ này sau đó đưa ra những tính toán để chọn được thiết bị có thông số phù hợp đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

3.2. Vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị cũng như sơ đồ nguyên lý hoạt động của chúng.

Khâu thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp. Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất và cũng là bước đầu quan trọng nhất của cả quá trình chính vì thế cần người có kinh nghiệm lâu năm đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ và kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể tránh được việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu.

Khi thiết kế tủ điện bạn cần phải lưu ý đảm bảo đầy đủ các tính cần thiết những như tối ưu nhất chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm cạnh tranh tốt nhất với các đối thủ. Ngoài ra cũng chú ý đến vấn đề bảo trì bảo dưỡng sửa chữa nhanh và dễ dàng nhất cũng như có thể mở rộng khi có nhu cầu trong tương lai.

cách đấu tủ điện công nghiệp

Việc đấu tủ điện công nghiệp cần người có chuyên môn kỹ thuật

3.3. Tiến hành gia công và lắp đặt phần vỏ tủ điện.

Khi lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị chúng ta nên ưu tiên các dòng tủ điện được sơn tĩnh điện bề mặt. Phía trên mặt tủ ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn,…

Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện phức tạp có yêu cầu cao về chính xác và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét thủ công bằng tay. Các khâu uốn gấp và hoàn thiện còn lại cũng sẽ được thực hiện đồng thời và sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại.

Khi lắp đặt các thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Các thiết bị chính bao gồm đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị sẽ được đặt ở phía trên cao và ngang tầm mắt để cho người điều khiển có thể dễ quan sát và vận hành dễ dàng.
  • Các thiết bị điều khiển khác như: Nút nhấn, công tắc sẽ được đặt phía dưới tầm ngang ngực để dễ điều khiển cũng như bấm nút vận hành thiết bị. Thông thường nút nhấn và công tắc sẽ được thiết kế trên cùng một hàng ngang hoặc hàng dọc.
  • Với những vị trí bị khoan khoét và thông với bên ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào -  ra của tủ điện cần phải lắp thêm tấm lưới che chắn nhằm tránh những động vật có hại như chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.

Bạn đã biết cách lắp ráp tủ điện công nghiệp chưa? Lắp như thế nào mới đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật hãy tham khảo "9" BƯỚC LẮP RÁP TỦ ĐIỆN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP ĐẠT CHUẨN

3.4. Sắp xếp hợp lý các thiết bị bên trong tủ.

Trường hợp đã có bản vẽ thiết kế từ trước các bạn chỉ cần theo đúng thiết kế và lắp theo là xong. Còn trường hợp tủ chưa có bản vẽ thiết kế các bạn nên lắp sắp xếp sao cho diện tích sử dụng là ít nhất, tiết kiệm dây dẫn điện và tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị cũng như vận hành ổn định hơn. Cách sắp xếp hợp lý nhất được phân bổ như sau:

  • Aptomat tổng được đặt phía trên cùng góc trái.
  • Góc phải trên cùng sẽ lắp cầu chì, bộ nguồn và bộ bảo vệ pha.
  • Các át nhánh ưu tiên để xuống hàng bên dưới.
  • Kế tiếp là bộ điều khiển và rơ le trung gian.
  • Tiếp theo đến contactor và rơ le nhiệt.
  • Các thiết bị điều khiển như: Nút nhấn, công tắc sẽ được đặt phía dưới. Dưới cùng là nơi gắn cầu đấu.

 

đấu nối tủ điện công nghiệp

Quy trình đấu tủ điện công nghiệp chính xác và tỉ mỉ

3.5. Đấu nối dây dẫn điện khoa học.

  • Việc đấu nối hệ thống dây dẫn điện phải thật gọn gàng và khoa học, đầu cốt phải được phân màu rõ ràng cũng như đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa khi cần thiết. 
  • Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt có khả năng chống cháy và cách nhiệt tốt, chúng ta nên đi hai dây này càng xa nhau càng tốt.
  • Với dây tín hiệu có độ nhạy cao như dây dẫn encoder và dây truyền thông yêu cầu phải có vỏ bọc chống nhiễu.
  • Nên ưu tiên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển.
  • Lưu ý khi đấu dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau.

3.6. Cấp nguồn và chạy không tải.

Sau khi đã hoàn tất việc đấu nối dây dẫn điện chúng ta cần dùng đồng hồ vạn năng để test và kiểm tra thật kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp để xem có gặp vấn đề gì hay không.

Hy vọng, bài viết trên đây của  chúng tôi  có thể giúp quý khách hiểu được cách đấu tủ điện công nghiệp đúng quy trình kỹ thuật. Nếu có thắc mắc và tư vấn, quý khách hàng có thể liên hệ thông tin dưới đây!

Công ty Cổ phần 2DE Việt Nam 

  • Trụ sở: Số 54, đường Yên Bình, tổ 15, phường Yên Nghĩa, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
  • NMSX: Khu Đô Thị Thanh Hà - Cienco 5 – Xã Cự Khê – H Thanh Oai – TP. Hà Nội
  • Hotline: 0926 33 83 86 - 0867 168 286