1. Tủ điện công nghiệp sẽ được lắp đặt tại đâu?
Tủ điện công nghiệp là tủ được làm bằng vật liệu tôn, inox hoặc composite dùng để chứa những thiết bị điện khác nhau như các mạch điều khiển, cầu dao,... Bên cạnh đó, tủ cũng có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và điều khiển hệ thống cung cấp điện. Có thể nói, đây chính là cánh tay đắc lực cho các nhà máy công nghiệp, vừa giúp hỗ trợ hiệu quả các hoạt động của máy móc vừa tạo điều kiện cho tất cả thiết bị được vận hành tốt hơn.
Tủ điện công nghiệp có kích thước khá to và đem đến công suất lớn hơn rất nhiều so với tủ điện được dùng trong các hộ gia đình. Hơn nữa, loại tủ này cũng thường được lắp đặt tại các khu vực có trạm biến áp, mạng điện hạ thế ở các công trình, xưởng sản xuất hay các nhà máy lớn,...
3 chức năng quan trọng của tủ điện công nghiệp:
- Đảm bảo sự an toàn cho những người trực tiếp sử dụng nguồn điện nhờ việc cách ly họ với các thiết bị dẫn điện.
- Bảo vệ được các thiết bị điện bên trong như thiết bị đóng cắt, các thiết bị điều khiển, tụ bù,...
- Phân phối nguồn điện cho tất cả hệ thống máy móc ở công trình và các thiết bị điện.
- Hạn chế tối đa những rủi ro, sự cố về điện có thể xảy ra.
Với các chức năng đem lại, tủ điện công nghiệp hiện đang là thiết bị rất cần thiết và trở nên vô cùng quan trọng đối với các nhà máy, xí nghiệp. Vậy lựa chọn tủ điện công nghiệp như nào để đáp ứng đúng được các tiêu chí, mục đích sử dụng và có thể tận dụng tối đa được lợi ích của nó đối với công trình, hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây của 2DE.
Ứng dụng của tủ điện công nghiệp trong đời sống
2. Những thông tin cần biết khi mua tủ điện công nghiệp
2.1. Kích cỡ phù hợp để chứa được các thiết bị điện
Do nhu cầu sử dụng cũng như tác dụng mà tủ điện công nghiệp mang lại mà trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều mẫu tủ với các kích cỡ và tiêu chuẩn khác nhau. Thông thường, tủ điện sẽ có kích thước chiều cao từ khoảng 600mm đến 2200mm, chiều rộng khoảng từ 400mm đến 1100mm và độ dày vật liệu có kích thước khoảng từ 1mm đến 2,5mm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng ghép các module lại với nhau để mở rộng thêm diện tích nếu có nhiều thiết bị cần lắp bên trong tủ.
Dựa vào nhu cầu sử dụng và đặc điểm tình hình thực tế của các công trình để bạn tìm hiểu, lựa chọn kích thước chuẩn cho tủ điện công nghiệp của mình. Việc chọn đúng kích thước vừa giúp chứa được hết tất cả các thiết bị điện bên trong lại vừa đảm bảo an toàn cho công trình khi vận hành.
2.2. Thiết kế tủ điện công nghiệp phù hợp với môi trường sử dụng
Tủ điện công nghiệp luôn được sản xuất bằng vật liệu cao cấp và có khả năng chống bụi, chống nước cực tốt nhằm đem lại an toàn tuyệt đối khi sử dụng, thao tác trong mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, một tủ điện công nghiệp đạt chuẩn cũng cần phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Chân đế đủ cao để tủ điện không phải tiếp xúc trực tiếp với các bụi bẩn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Hoặc tránh được các khu vực nước đọng, nước ẩm từ nền đất nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối khi phát điện. Từ đó, giúp bạn tránh được những nguy hiểm không mong muốn và có thể bảo vệ được tủ điện một cách tốt nhất.
- Có cánh cửa chìm giúp hỗ trợ và tăng độ bền cho các thiết bị điện, linh kiện ở bên trong. Không để các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, hạn chế đối đa hư hỏng và các sự cố kỹ thuật.
- Có mái che dốc xuống để nước không bị đọng lại trên nóc tủ điện. Tránh được tình trạng ăn mòn, hoen gỉ từ nước khi bị tích đọng lâu ngày. Đảm bảo cho tủ điện luôn giữ được độ bền cao sau khi sử dụng, giảm thiểu các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế.
Lời khuyên dành cho các nhà máy hay doanh nghiệp đó là nên tìm mua tủ điện công nghiệp từ các thương hiệu lớn, đã có uy tín trên thị trường và luôn có cam kết về sản phẩm. Nếu như bạn muốn tự thiết kế tủ điện với những tiêu chí riêng thì cũng nên tìm đến những địa chỉ chất lượng, có kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp. Vừa để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí mà bạn yêu cầu bên cạnh đó cũng phải tuân thủ đúng theo các tiêu chuẩn mà nhà nước quy định.
Những lưu ý khi lựa chọn mua tủ điện công nghiệp
2.3. Vật liệu tủ điện công nghiệp phải đảm bảo chất lượng
Vật liệu sử dụng của tủ điện công nghiệp cũng là một trong những thông tin mà bạn nên nắm rõ. Nhằm mục đích, đảm bảo cho tủ điện sẽ thực hiện được đầy đủ các chức năng một cách tốt nhất, giảm thiểu được những hỏng hóc và giữ được độ bền với thời gian.
Tủ điện công nghiệp thông thường được làm bằng 3 loại vật liệu chính là tôn, inox và composite. Tùy thuộc vào nhu cầu dùng mà sẽ lựa chọn ra loại vật liệu phù hợp.
a. Vật liệu tôn
Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, luôn được các doanh nghiệp trên thị trường lựa chọn bởi giá thành rẻ và thời gian sản xuất nhanh. Hơn nữa còn có thể ứng dụng trong hầu hết các công trình như: Nhà máy, tòa nhà, chung cư, công trình của nhà nước (trạm bơm, hầm chui, trường học, cơ quan nhà nước,...).
Vật liệu tôn sử dụng thông thường là tôn đen sơn tĩnh điện, tuy nhiên có 1 số dự án sẽ dùng tôn mạ kẽm. Đối với các công trình yêu cầu chất lượng cao hơn có thể sử dụng tôn ZAM không sơn hoặc tôn ZAM sơn tĩnh điện.
b. Vật liệu inox
Tủ điện công nghiệp làm bằng vật liệu inox thường có giá thành cao. Cho nên, thường chỉ sử dụng trong các nhà máy dược phẩm, thực phẩm, bệnh viện, các môi trường có tính ăn mòn hoặc các dự án gần biển để tránh ăn mòn.
c. Vật liệu composite
Loại vật liệu này rất ít được các doanh nghiệp lựa chọn chủ yếu là sử dụng cho các tủ công tơ. Bởi tủ làm bằng composite sẽ luôn phải làm theo khuôn có sẵn, không thể tùy chỉnh kích thước hay độ dày theo ý thích. Chính vì vậy, các tủ điện công nghiệp làm bằng vật liệu này thường là những mẫu tủ được sản xuất với số lượng lớn, thuộc loại thông dụng trên thị trường và có tiến độ đặt hàng lâu. Đối với hàng lẻ chỉ yêu cầu 1, 2 tủ thì các đơn vị sản xuất sẽ không nhận đơn.
Vật liệu chính sủ dụng cho tủ điện công nghiệp
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và đặc điểm tình hình thực tế của các công trình để doanh nghiệp bạn tiến hành tìm hiểu, lựa chọn kích thước chính xác cho tủ điện công nghiệp của mình. Lựa chọn đúng kích thước của tủ vừa giúp bạn có thể chứa được hết tất cả các thiết bị điện vào bên trong vừa đảm bảo được an toàn cho công trình khi triển khai vận hành.
3. Tóm lại
Việc lựa chọn kích thước tủ điện công nghiệp sẽ thường rất khó khăn đối với các đơn vị không chuyên, chưa có nhiều kinh nghiệm. Hệ quả thường thấy nếu chọn sai đó là kích thước của tủ nhỏ hơn so với số lượng thiết bị cần để, gây khó khăn trong việc đấu nối, vận hành, sửa chữa hoặc bổ sung thay thế thiết bị. Một số trường hợp lại chọn kích thước tủ quá rộng dẫn đến tăng chi phí tủ điện, chiếm nhiều không gian của phòng vận hành điện. Để có thể chọn ra được tủ điện công nghiệp có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Hãy liên hệ ngay cho 2DE để được tư vấn miễn phí thông qua hotline: 0867.168.286.