1. Thiết kế tủ điện công nghiệp là gì?
Thiết kế tủ điện công nghiệp là công việc đầu tiên cần phải làm khi đưa ra thị trường một sản phẩm tủ điện công nghiệp mới. Bởi trên cơ sở của thiết kế, các kỹ sư sẽ có thể lắp ráp, vận hành, tháo lắp, sửa chữa tủ điện một cách hiệu quả tối ứu.
Thiết kế tủ điện công nghiệp không phải là vấn đề đơn giản, các kỹ sư thiết kế cần phải am hiểu cấu tạo thiết bị và các nguyên lý chuyên môn về vận hành tủ điện công nghiệp thật vững vàng; từ đó mới có thể đưa ra các mạch điện chi tiết và có tính hệ thống với nhau giúp tủ điện hoạt động một cách trơn tru.
Tủ điện công nghiệp hoàn chỉnh
2. Cách thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp
Thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp là một yếu tố quan trọng, cần thiết nhằm tạo ra các giao diện thiết kế để điều khiển các tủ điện công nghiệp và quá trình vận hành của hệ thống các tủ điện công nghiệp.
Tủ điện công nghiệp bao gồm các thiết bị điện, các đấu nối, mạch điều khiển, cầu dao…; các loại tủ điện khác nhau như Tủ điện phân phối hạ thế, trung thế, tủ điện ATS, Tủ điện điều khiển chiếu sáng; Tủ điều khiển động cơ... nhằm điều khiển hệ thống cung cấp điện và tách biệt các thiết bị điều khiển mạng lưới điện tránh xa người sử dụng thông thường.
Quá trình thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp phải luôn bắt đầu bằng việc đánh giá các đặc điểm, yêu cầu và các tiêu chuẩn quy định của chủ đầu tư đưa ra. Sau khi cân nhắc, đánh giá, bản vẽ được tạo ra để phác thảo cấu hình cụ thể của hệ thống dây điện. Mạch điều khiển và mọi khía cạnh khác của bảng điều khiển cuối cùng. Thiết kế tốt đáp ứng cả yêu cầu về điện và vật lý.
Các thiết bị lắp đặt trong tủ điện công nghiệp cần có bảng điều khiển và sơ đồ cấu tạo kèm theo rõ ràng, chi tiết, bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chuẩn thích hợp khi bắt đầu quá trình thiết kế tủ điện công nghiệp.
Quy trình thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp cần đảm bảo yêu cầu về chức năng, thông số kỹ thuật ứng dụng vào các tiêu chuẩn quy định.
Bản vẽ thiết kế tủ điện công nghiệp
3. Hướng dẫn cách lắp đặt các loại tủ điện công nghiệp
3.1. Thiết kế lắp đặt tủ điện phân phối hạ thế
Tủ điện phân phối hạ thế khi thiết kế cần đáp ứng được các thống số và yêu cầu về cơ và điện, các thiết bị bên trong, hệ thống gá đỡ được bố trí một cách hợp lý và thuận lợi cho việc gá lắp và đấu nối trong tủ. Quá trình thiết kế cần tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng: IEC 60439-1, điện áp định mức 0,4kA – 50Hz và dòng tải định mức 100A đến 6300A.
3.2. Thiết kế lắp đặt tủ điện trung thế
Tủ điện trung thế đa dạng về chủng loại và thiết bị để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của mạng điện phân phối với các dòng sản phẩm của các hãng thiết bị uy tín trên thế giới như: Schneider Electric, ABB, Siemens, LS… Quá trình thiết kế, lắp đặt tủ điện trung thế cần tuân thủ tiêu chuẩn điện áp định mức : 7.2, 12, 24, 36kV; Dòng tải định mức : 200 / 400 /630 / 1250 / 2000 / 2500A; dòng ngắn mạch : 20 / 25 / 31.5 / 40 kA và tiêu chuẩn áp dụng : IEC 60649 , IEC 62271, IEC 60265-1 , IEC 60255.
3.3. Thiết kế, lắp đặt tủ điện ATS
Tủ điện chuyển nguồn tự động ATS có tác dụng tự động chuyển đổi giữa nguồn chính và nguồn dự phòng. Nguồn chính thường là nguồn điện lưới và nguồn dự phòng thường là máy phát điện.Khi nguồn chính bị mất hoặc gặp sự cố ( mất pha, mất trung tính, thấp áp, quá áp….) ATS sẽ tự động chuyển sang nguồn dự phòng và khi nguồn chính phục hồi bộ ATS sẽ tự động chuyển nguồn trở lại.
Quá trình thiết kế cần tuân thủ tiêu đặc thù của loại tủ ATS này như: tủ ÁT tự động gửi tín hiệu đi khởi động máy phát khi điện lưới mất hoàn toàn, mất pha; khi điện lưới phục hồi và tủ ATS có khả năng vận hành tự động hoặc bằng tay; có thể điều chỉnh được thời gian chuyển mạch và có hệ thống đèn chỉ thị... 4.Tủ điều khiển động cơ: Tủ điện ATS: Hệ thống điện trung thế: Tủ phân phối hạ thế:
3.4. Thiết kế, lắp đặt tủ điện tụ bù công suất phản kháng
Với đặc thù tủ điện tụ bù có tác dụng làm tăng hệ số công suất bằng cách sử dụng bộ tụ bù làm nguồn phát công suất phản kháng. Bộ tụ bù gồm nhiều phần, mỗi phần được điều khiển bằng Contactor. Chính vì thế, khi thiết kế tủ điện tụ bù cần nắm chắc yêu cầu tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn dải công suất bù : 50kVAr - 1000kVA; thiết kế thông số chuẩn theo chế Automatic hoặc Manual; sử dụng cuộn kháng điện khi cần thiết trong quá trình vận hành tủ tụ bù.
Quy trình gia công vỏ tủ điện công nghiệp
2DE hoạt động trên nền tảng nguồn nhân lực dồi dào, giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư lành nghề cùng với hệ thống máy móc tiên tiến, am hiểu chuyên môn sâu về cơ khí, kim khí, hệ thống điện... Công ty Cổ phần 2DE Việt Nam chúng tôi tự tin cung cấp cách thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp và các mặt hàng về tủ điện và thiết bị điện công nghiệp.
Liên hệ ngay với nhân viên của 2DE theo HOTLINE: 0926.33.83.86 hoặc 0867.168.286 để được tư vấn đầy đủ và chuyên nghiệp nhất về thiết kế lắp đặt tủ điện công nghiệp. Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Khách Hàng các sản phẩm, dịch vụ cùng chính sách giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi khác.