1. Tìm hiểu chung về trạm biến áp
Trạm biến áp là một trong những thiết bị không thể thiếu trong việc sử dụng và truyền tải điện năng hiệu quả. Do sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống năng lượng điện mà các trạm biến áp xuất hiện ngày càng nhiều.
1.1. Trạm biến áp là gì?
Trạm biến áp là thiết bị tĩnh điện có tác dụng dùng để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ, tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên tần số.
1.2. Cấu tạo của trạm biến áp
Có rất nhiều loại trạm biến áp, mỗi loại trạm biến áp đều có những đặc điểm cấu tạo khác nhau, tuy nhiên tất cả các trạm biến áp đều gồm những bộ phận sau: Máy biến áp; Hệ thống thanh cái, dao cách ly; Hệ thống chống sét nối đất; Hệ thống điện tự dùng; Khu vực điều hành; Khu vực phân phối.
Trạm biến áp cỡ lớn
2. Tìm hiểu về trạm biến áp trong nhà và trạm biến áp ngoài trời
2.1. Trạm biến áp trong nhà
Trạm biến áp trong nhà là loại trạm được sử dụng phổ biến và nhiều nhất hiện nay bởi nó phù hợp khi xây dựng và cung cấp điện năng ở những khu vực đô thị đông dân cư lại không ảnh hưởng đến mỹ quan với kích thước phù hợp đặt trong nhà kín đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh.
Có 3 loại trạm biến áp trong nhà thường dùng hiện nay:
- Dạng trạm trọn bộ:
Đối với nhiều trạm phức tạp thì đòi hỏi phải có cấu trúc nối mạng kiểu vòng hoặc tủ đóng cắt chứa nhiều các loại máy cắt gọn, trạm biến áp này thường không chịu được ảnh hưởng của thời tiết và va đập. Nếu như trong những trường hợp như vậy nên chọn các trạm kiểu kín.
Với trạm trọn bộ thì các kiểu khối được chế tạo sẵn và được đặt trên nền nhà bê tông và được sử dụng đối với những trạm ở đô thị cũng như ở nông thôn.
- Dạng trạm kín:
Trạm kín là loại trạm mà các thiết bị máy và điện áp được đặt bên trong nhà, trạm kín thường được phân chia làm trạm công cộng và trạm khách hàng.
- Trạm Gis:
Là trạm dùng thiết bị phân phối kín cách điện bằng khí SF6. Đặc điểm của trạm loại này là diện tích xây dựng trạm nhỏ hơn khoảng vài chục lần so với trạm ngoài trời.
Đối với trạm biến áp trong nhà đường dây trung thế cấp đến trạm biến áp là đường cáp ngầm 24kV hoặc 35kV tùy theo lưới điện, phần đo đếm có thể thực hiện phía trung thế hay phía hạ thế tùy theo công suất máy và thỏa thuận đo đếm với ngành điện.
Minh họa trạm biến áp ngoài trời
2.2. Trạm biến áp ngoài trời
Trạm biến áp đặt ngoài trời là những trạm biến áp trung gian có công suất lớn, có máy biến áp và các thiết bị của trạm mang kích thước khá lớn cho nên không gian xây dựng trạm biến áp cần diện tích rộng.
Trạm biến áp ngoài trời gồm 4 loại chính:
Trạm treo: Là trạm mà toàn bộ các thiết bị cao hạ áp và máy biến áp đều được treo trên cột. MBA thường là loại một pha hoặc tổ ba máy biến áp một pha. Tủ hạ áp được đặt trên cột. Trạm này thường tiết kiệm không gian nên được dùng làm trạm công cộng cung cấp cho một vùng dân cư.
Trạm giàn: Là loại trạm mà toàn bộ các trang thiết bị và máy biến áp đều được đặt trên các giá đỡ bắt giữa hai cột. Trạm được trang bị ba máy biến áp một pha (3×75 kVA) hay một máy biến áp ba pha (400 kVA), cấp điện áp 15 - 22 kV/0,4 kV. Thiết bị đo đếm có thể đặt tại phía trung áp hay phía hạ áp.
Trạm nền: Được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp nhỏ và vừa. Đối với loại trạm nền, thiết bị cao áp đặt trên cột, máy biến áp thường là tổ ba máy biến áp một pha hay một máy biến áp ba pha đặt bệt trên bệ xi măng dưới đất, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà.
Trạm ngoài trời
3. Ưu và nhược điểm của trạm biến áp ngoài trời và trạm biến áp trong nhà.
3.1. Ưu và nhược điểm của trạm biến áp trong nhà
Ưu điểm:
Trạm biến áp trong nhà là một trong những dạng máy biến áp được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay bởi những ưu điểm mà nó mang lại rất lớn:
-
Ưu điểm lớn nhất của trạm biến áp trong nhà là tính an toàn cao, đồng thời tính thẩm mỹ so với quy hoạch cũng là một lợi thế.
-
Trạm có thể sử dụng với công suất lớn lên tới 5000 KVA do vậy phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện lớn.
-
Đây là một loại trạm thường được sử dụng cho những công trình ưu tiên về độ an toàn.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của loại trạm này là kinh phí xây dựng tốn kém hơn so với các loại trạm khác do cần diện tích để xây khuôn viên nhà trạm lớn hơn các loại trạm biến áp kiểu khác.
3.2. Ưu và nhược điểm của trạm biến áp ngoài trời
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của trạm biến áp ngoài trời đó là truyền tải công suất điện lớn từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, tăng điện áp, hạn chế hao tốn công suất và giảm giá thành tiết kiệm chi phí đầu tư về đường dây.
Nhược điểm:
Khi xây dựng các trạm biến áp ngoài trời đã gây ra một số bất lợi mà trước hết có thể nhìn thấy được là gây mất mỹ quan, không phù hợp với các khu đô thị chật hẹp, chỉ phục vụ chủ yếu trong các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp hay các khu sản xuất cần công suất điện năng lớn.
Như vậy với những thông tin về ưu nhược điểm của trạm biến áp trong nhà và trạm biến áp ngoài trời mà 2DE cung cấp hy vọng sẽ giúp quý khách có cái nhìn tổng quan hơn để từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất