1. Quy phạm nối đất, nối không thiết bị điện là gì?

Nối đất hay còn gọi là tiếp địa, hoặc tiếp đất là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử. Đấu nối đất là cách cách đấu nối để bảo vệ hệ thống điện cho các hộ gia đình bằng cách cắm sâu 1 thanh sắt xuống đất tối thiểu 10 cm, sau đó dùng dây điện nối vào vỏ các thiết bị điện, rồi nối vào thanh sắt này. 

Nối “không” thiết bị điện hay còn gọi là nối mass earthing là sự kết nối giữa các bộ phận kim loại dẫn điện (như khung thân, vỏ kim loại không mang dòng điện trong khi hoạt động bình thường) của thiết bị điện và đất (mặt đất). Đây là cách đấu nối các bộ phận kim loại của thiết bị bình thường không mang điện với trung tính nguồn nối đất trực tiếp để cắt điện cấp vào máy khi chạm điện ra vỏ kim loại của thiết bị.

nối đất và nối không các thiết bị điện

Sơ đồ nối đất và nối không các thiết bị điện

 

2. Các yêu cầu chung khi nối đất, nối “không” thiết bị điện

2.1. Nối đất thiết bị điện

  • Hệ thống nối đất gồm các phần tử chính là điện cực nối đất, thanh nối đất chính và dây dẫn nối đất được liên kết với nhau. 
  • Các thiết bị điện được cung cấp điện từ mạng có điện áp đến 1000V có điểm trung tính nối đất trực tiếp hoặc từ các nguồn điện một pha.
  • Các thiết bị điện phải được nối đất kết hợp với kiểm tra cách điện của mạng hoặc sử dụng máy cắt điện bảo vệ.
  • Sử dụng biện pháp phát hiện nhanh ngắn mạch chạm đất. Thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch chạm đất phải tác động cắt (theo toàn bộ mạng liên quan) trong trường hợp cần thiết do yêu cầu an toàn của thiết bị. 

2.2. Nối không thiết bị điện

  • Cần phải nối không các thiết bị điện được cung cấp điện từ mạng có điện áp đến 1000V có điểm trung tính nối đất trực tiếp hoặc từ các nguồn điện một pha có đầu ra nối đất trực tiếp cũng như từ các mạng một chiều ba dây có điểm giữa nối đất trực tiếp. 
  • Có thể sử dụng biện pháp san bằng thế trong quá trình nối không bằng cách: đặt cố định các kết cấu kim loại của nhà xưởng, các ống dẫn; vỏ kim loại của các thiết bị công nghệ, các đường ray của cầu trục và đường sắt được nối đất tự nhiên v.v..., sau đó nối với lưới nối đất hoặc nối "không".
  • Nối “không” cho các thiết bị điện đặt trên cột đường dây trên không phải được thực hiện theo các yêu cầu, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành

 

Yêu cầu nối đất và nối không các thiết bị điện

Lưu ý nối đất và nối không các thiết bị điện

3. Cách thức nối đất, nối không các thiết bị điện

3.1. Các thiết bị cần được nối đất/ nối không

  • Các cuộn thứ cấp của máy biến áp đo lường;
  • Bộ phận truyền động của các thiết bị điện;
  • Vỏ máy điện, vỏ máy biến áp, các khí cụ điện, các thiết bị chiếu sáng v.v...; vỏ kim loại của các máy điện di động và cầm tay. 
  • Những kết cấu kim loại của thiết bị phân phối, kết cấu đặt cáp, những đầu mối bằng kim loại của cáp, vỏ kim loại và vỏ bọc của cáp lực và cáp kiểm tra; Vỏ kim loại của dây dẫn điện, ống kim loại luồn dây dẫn điện, vỏ và giá đà của thanh cái dẫn điện, các máng, hộp... 
  • Khung của tủ phân phối điện, bảng điều khiển, bảng điện và tủ điện, cũng như các bộ phận có thể tháo ra được hoặc để hở nếu như trên đó có đặt các thiết bị điện.
  • Các thiết bị điện được đặt ở các bộ phận a; Động của máy và các cơ cấu.

3.2. Nối đất các thiết bị điện

Được áp dụng cho thiết bị có điện áp lớn hơn 1000V, được trang bị các mạng điện có trung tính để nối đất hiệu quả phải đảm bảo trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm cũng như điện áp trên trang bị nối đất và các biện pháp kết cấu. 

Tiến hành san bằng thế và đảm bảo nối thiết bị điện với điện cực nối đất, trên diện tích đặt thiết bị điện phải đặt các điện cực nối đất nằm ngang theo chiều dài và chiều rộng của diện tích đó và nối các điểm cực với nhau thành lưới nối đất.

Khoảng cách giữa các điện cực nhân tạo nằm ngang không được lớn hơn 30m. Các điện cực nằm ngang phải được đặt theo biên của diện tích đặt trang bị nối đất để chúng tạo thành một mạch vòng khép kín.

3.3. Nối không thiết bị điện 

Được áp dụng cho các thiết bị có điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện có trung tính cách ly. Khi nối “không” cho các thiết bị và các bộ phận trên đường dây tải điện trên không thì phải nối với dây “không” làm việc được lắp trên cùng cột điện với dây pha.

Sau đó, tiến hành nối thiết bị điện với dây “không” bảo vệ dẫn từ điểm trung tính máy phát hay máy biến áp hoặc từ đầu ra được nối đất, hoặc từ điểm giữa được nối đất. Cần đảm bảo ngắt tự động phần bị sự cố thì điện dẫn của dây pha và dây “không” bảo vệ phải đảm bảo. Khi có chạm vỏ hoặc chạm ra đây “không” bảo vệ, dòng điện ngắn mạch phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn. 

Để cân bằng thế phải nối tất cả các kết cấu kim loại có sẵn trong khu vực đặt thiết bị điện và các kết cấu nối đất tự nhiên khác với mạch vòng nối không hoặc với dây không bảo vệ và vỏ thiết bị điện.

Quy phạm nối đất, nối không thiết bị điện là quá trình đấu nối có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ các bộ phận kim loại của thiết bị bình thường không mang điện với điện cực nối đất để giảm điện áp chạm, điện áp bước nhằm giảm điện áp qua người khi trên vỏ kim loại hoặc vùng lân cận thiết bị điện xuất hiện điện áp nguy hiểm.