1. Cảm biến là gì?

Cảm biến được xem là một trong những mô-đun/thiết bị chuyên dùng để nhận biết bất kỳ sự thay đổi nào về áp suất, dòng điện, lực,... Sau đó, tiến hành gửi thông tin nhận được đến bộ vi điều khiển hoặc bộ xử lý. Cảm biến có khả năng tạo ra các tín hiệu điện, tín hiệu quang trong đầu ra. Trong hệ thống đo lường đây là loại tín hiệu mà thiết bị có thể đọc được và chuyển hoá dữ liệu thu thập được về trung tâm điều khiển.

 

Nói cách khác, cảm biến chính là sản phẩm chuyên được dùng làm thiết bị điện để đo đạc các tín hiệu như áp suất, nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ,... từ bên ngoài. Sau đó, chuyển chúng thành tín hiệu điện dựa theo tiêu chuẩn có sẵn nhằm cung cấp dữ liệu cho bộ điều khiển phân tích.

 

CAM-BIEN-1

Hình ảnh minh hoạ

 

2. Chức năng của cảm biến công nghiệp

Chức năng chính của cảm biến công nghiệp là đo lường các dữ liệu khác nhau với mục đích như:

- Hỗ trợ vận hành hệ thống.

- Giám sát các sự cố bất thường xảy ra trong hệ thống.

- Kiểm soát hoạt động bên trong hệ thống.

- Giúp tận dụng tối đa các nguồn lực hiện hành.

- Thực hiện những thay đổi về mặt thiết kế để cải thiện tần suất làm việc.

- Giúp nâng cao danh mục của sản phẩm.

3. Ứng dụng thực tế của cảm biến

Cảm biến thường được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như sản xuất, y tế, ô tô, viễn thông, hàng hải,... Bản thân nó mang đến những hiệu quả vượt trội và góp phần không nhỏ trong việc cải thiện chất lượng hoạt động của dịch vụ. Chưa kể, người dùng còn có thể sử dụng thiết bị này để điều khiển mực chất lỏng, định hình sự di chuyển của con người, phát hiện sự cố dây bị đứt, nhận biết sự di chuyển của vật trên băng tải,...

 

Theo đó, nếu muốn lựa chọn loại cảm biến thích hợp, bạn cần phải xác định được đặc tính của máy, ứng dụng của thiết bị trong sản xuất được dùng với mặt hàng nào và yêu cầu về độ tin cậy làm việc ra sao.

 

CAM-BIEN-2

Hình ảnh minh hoạ

4. Các loại cảm biến công nghiệp được ứng dụng nhiều

Dưới đây là những loại cảm biến công nghiệp được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất, cụ thể như:

4.1. Cảm biến tiệm cận

Đầu tiên phải kể đến đó là cảm biến tiệm cận. Thiết bị còn được biến đến với tên gọi khác là công tắc tiệm cận. Loại cảm biến này thường phản ứng mỗi khi có vật ở gần. Cho nên, nó chủ yếu được lắp đặt ở mặt trước của điện thoại di động.

 

Khi có vật đến gần cảm biến, cảm biến tiệm cận sẽ phát ra một loại trường điện tử, một loại ánh sáng hoặc một chùm bức xạ với khoảng cách từ 2 đến 5 cm. Nhưng với một số loại cảm biến chuyên dụng trong công nghiệp có thể phát hiện được vật ở khoảng cách xa hơn.

4.2. Cảm biến quang

Đây là thiết bị được tạo thành bởi các linh kiện quang điện. Khi có ánh sáng chiếu vào bề mặt, chúng sẽ tự động thay đổi tính chất. Lúc này, các tín hiệu quang sẽ được biến đối thành tín hiệu điện khi có một lượng ánh sáng vừa đủ chiếu vào.

 

Loại cảm biến này thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nhà máy công nghiệp để đo lường khoảng cách, phát hiện vật thể từ xa hoặc xác định tốc độ di chuyển của đối tượng,... Chưa kể, ở một số vị trí trong dây chuyền sản xuất, cảm biến quang cũng là lựa chọn tốt nhất và không thể thay thế trong lĩnh vực công nghiệp tự động hoá.

4.3. Cảm biến nhiệt độ

Loại thiết bị này chuyên được dùng để cảm biến nhiệt lượng tại khu vực cần đo. Nhằm báo cho người dùng nhận biết lượng nhiệt hiện tại đang đạt mức bao nhiêu. Cảm biến nhiệt độ thường được thiết kế từ chất liệu Platinum với nhiều dãy đo, đảm bảo mang tới độ chính xác và độ bền khác nhau tùy vào khu vực đo.

4.4. Cảm biến siêu âm

Sản phẩm thường được dùng để đo khoảng cách của vật thể thuộc dạng rắn lỏng bên trong các nhà máy, thông qua tín hiệu sóng siêu âm truyền đi. Ngoài ra, cảm biến siêu âm cũng được dùng rất nhiều trong các khu vực dây chuyền sản xuất, nhà máy công nghiệp hoặc các thiết bị tại bệnh viện,...

4.5. Cảm biến áp suất

Đúng như tên gọi, loại cảm biến này chính là thiết bị điện tử chuyên dùng để đo áp suất. Về nguyên lý hoạt động, khi có nguồn tác động lên cảm biến các thông tin sẽ được đưa về bộ vi xử lý rồi cho ra tín hiệu. Vì thế, thiết bị này được ứng dụng nhiều trong việc đo áp suất khí, áp suất hơi hoặc áp suất chất lỏng, chủ yếu là những nguồn áp suất cần kiểm tra.

4.6. Cảm biến từ

Ngoài những loại cảm biến đã kể trên, vẫn còn một loại nữa cần phải nhắc đến đó là cảm biến từ, với khả năng cảm biến đối tượng bằng kim loại. Đặc biệt, cảm biến từ có đường kính càng lớn thì trường điện từ được phát ra cũng lớn theo. Các đối tượng sẽ chủ động tiến lại bề mặt của cảm biến từ với một khoảng cách nhất định, để có thể dễ dàng thâm nhập vào vùng có trường điện từ. Lúc này, các dòng điện xoáy sẽ được sinh ra trên bề mặt của vật thể kim loại.

5. Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan về cảm biến trong công nghiệp. Hy vọng rằng, với bài viết này của 2DE sẽ phần nào giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp ngay nhé!

 

CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM – CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH
Địa chỉ
: 54 đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội

Website2de.com.vn
Hotline0867.168.286