1. Giới thiệu về động cơ 3 pha
1.1. Động cơ ba pha là gì?
Động cơ ba pha hay còn gọi là dòng điện xoay chiều 3 pha với công suất là 380V. Động cơ ba pha được tạo ra bằng máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa trên nguyên lý biến thiên của từ trường trong cuộn dây. Động cơ ba pha ra đời/sản sinh khi trong quá trình sử dụng điện, nếu sử dụng 1 cuộn dây thì gây lãng phí công suất thực tế của nguồn phát, sử dụng 2 cuộn dây thì tạo ra điểm chết gây khó khởi động nguồn phát, chính vì vậy mà điện áp 3 pha ra đời để khắc phục tình trạng đó.
1.2. Thông số kỹ thuật của động cơ ba pha
Khi tiến hành lắp ráp, đấu động cơ điện ba pha, chúng ta cần nắm được một số thông số kỹ thuật của động cơ điện ba pha bằng điện áp như sau:
- Hiệu điện thế, điện áp = ký hiệu là Volt (Voltage)
- 3 pha = ký hiệu là 3Phase
- Hz = Hezt: tần số lưới điện, thường là 50 Hz, 60 hz;
- AMP: dòng điện ampe định mức của motor.
Phân loại động cơ điện 3 pha:
- Điện 3 pha hạ thế (380V, 400V, 415V, 420V, 460V, 660V hoặc 3 pha 220V);
- Điện 3 pha trung thế (15000v);
- Điện 3 pha cao thế (110.000V-220.000V-500.000V);
1.3. Động cơ điện 3 pha có chức năng gì?
Động cơ điện 3 pha là yếu tố không thể thiếu được khi lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị điện. So với động cơ điện 1 pha thì động cơ điện ba pha có nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn, nó không chỉ giúp tiết kiệm dân dẫn mà còn tăng công suất sử dụng cho thiết bị điện. Đồng thời, động cơ điện ba pha có cấu tạo đơn giản, đặc tính dẫn điện tốt hơn dòng điện xoay chiều 1 pha. Đặc biệt, động cơ điện 2 pha rất đa năng, có thể sử dụng cho cả mạng lưới điện gia đình và sản xuất, vận hành công nghiệp ở các nhà máy, công xưởng.
Đấu động cơ 3 pha cho máy bơm
2. Cách đấu động cơ 3 pha?
2.1. Những lưu ý khi đấu động cơ 3 pha
Để đấu động cơ 3 pha an toàn và đạt hiệu quả, cần lưu ý một số điều sau:
- Chú ý công suất của thiết bị điện và tuổi thọ của thiết bị đang dùng điện 3 pha.
- Kiểm tra kỹ thiết bị và vận hành tủ điện tổng trước khi đóng/cắt atomat, dân dẫn và độ ổn định của lưới điện.
- Lựa chọn phương án đấu động cơ 3 pha phù hợp với thực tế công suất và dây dẫn của thiết bị, của trạm điện và tần suất khởi động động cơ.
- Cân nhắc kỹ càng trước khi đấu động cơ ba pha từ những những yếu tố cụ thể trong gia đình cũng như nhà máy, sản xuất để tiến hành đấu nối động cơ ba pha an toàn, hiệu quả.
2.2. Cách đấu động cơ điện 3 pha
Hiện nay, có hai cách cơ bản để đấu động cơ điện 3 pha đó là đấu hình tam giác và hình sao. Việc lựa chọn cách đấu nào phụ thuộc thông số của từng động cơ cụ thể và tùy vào điện áp của lưới điện.
Đấu tam giác (∆): là cách đấu dây động cơ điện 3 pha hình tam giác được áp dụng với các động cơ điện 3 pha có thông số điện áp định mức là 220V/ 380V và lưới điện hiện tại là 110V/ 220V. Đối với trường hợp này thì động cơ nên đấu nối kiểu tam giác cho thích hợp giữa điện áp 220V của động cơ và mức điện lưới sử dụng.
Đấu hình sao (Y): là cách đấu động cơ điện 3 pha hình chữ Y được áp dụng với động cơ có thông số điện áp định mức là 220V/ 380V và lưới điện hiện tại là 220V/ 380V. Cách đấu động cơ điện 3 pha theo hình chữ Y sẽ giúp điều chỉnh sự phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện đảm bảo thiết bị điện được vận hành hiệu quả và thích hợp với mức điện áp của động cơ cùng mức điện áp của điện lưới sử dụng.
Sơ đồ cách nối động cơ ba pha
Công ty cổ phần 2DE Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chuyên phân phối những thiết bị công nghiệp của các thương hiệu hàng đầu vì thế mang đến cho bạn những lựa chọn tốt nhất trong quá trình đấu nối động cơ 3 pha. Nếu như có nhu cầu mua sắm động cơ điện nói chung hoặc đấu nối động cơ điện ba pha nói riêng hay cần tư vấn thêm các động cơ điện 3 pha hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí